Bệnh cúm (influenza) là gì? Bệnh cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất, và gây ra bởi virus cúm.
——————————————————————
Giới hạn phạm vi trách nhiệm:
– Những nội dung được trình bày trong video của iLearn VN chỉ mang tính thông tin, nội dung không nhằm thay thế cho việc tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị của bác sĩ. Khi có vấn đề về sức khỏe hay bệnh, bạn cần trực tiếp nhờ tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
– iLearn VN sẽ không trả lời tất cả những câu hỏi có liên quan về việc chẩn đoán, tư vấn và cách điều trị bệnh. Bên cạnh đó, chúng tôi không chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng nội dung video dưới bất kỳ hình thức nào.
——————————————————————
▪️ Đăng ký kênh:
▪️ Xem thêm những nội dung liên quan:
Chúng tôi thu thập, tổ chức và xây dựng các chương trình đào tạo trực tuyến đại chúng mở nhằm thích ứng với các xu thế việc làm trong tương lai.
▪️ Website:
Hãy liên kết với chúng tôi qua các trang mạng xã hội:
▪️ Fanpage:
▪️ FB Group:
@iLearnVN
@OsmoseIt
Bản quyền:
– Video: Osmosis – Influenza – causes, symptoms, diagnosis, treatment, pathology – Licensed under a Standard Youtube License.
Tất cả các video của chúng tôi có sẵn theo giấy phép Standard Youtube License.
——————————————————————
Cảm ơn các thành viên trong ECEP Team đã hỗ trợ.
Tags: #bệnhcúm, #viruscúm, #cúmloạiA, #cúmloạiB, #cúmloạiC, #H1N1, #H3N2, #vắcxincúm, #tiêmphòngcúm
Nguồn:https://valiosys.com/
Ở phút 18:30 trong bài giảng về Siêu vi học hay virút học [1] của Vincent Racaniello có lượt qua chi tiết về thụ thể Neuraminidase (NA) và Hemagglutinin (HA) trên vỏ của virus cúm có thể dính vào salicylic acid trên màng tế bào liên quan đến tiến trình dính kết (Attachment) và nhập bào (Entry) của virus cúm.
Xin xem thêm:
[1] Vincent Racaniello, Virology Lectures 2019 #5: Attachment: Retrieved Feb 15, 2019, https://www.youtube.com/watch?v=R-LTuBTvOFw&t=1492s
A wonderful virology lecture by Vincent Racaniello regarding segmented, negative-sense ssRNA influenza virus based on Baltimore virus classification scheme. Enjoy.
References:
45:36 Virology 2019: Lecture 3 by Vincent Racaniello, Columbia University. https://www.youtube.com/watch?v=qzyk-aQ22x0. Retrieved from Youtube Feb 4, 2019.
Negative-sense RNA influenza virus (virus cúm RNA bản âm) nghĩa là gì: Theo cách phân loại virus của Baltimore [1] dựa vào nucleic acid (RNA/DNA), thì theo "qui ước" (convention) chứ chẳng vì lý do chính đáng nào cả, negative-sense RNA hay DNA bản âm tức là bản cần phải được "phiên mã" (transcribe) ra bản mRNA thông tin dương (positive sense messenger RNA) trước khi được "dịch mã" (translate) ra protein. Cũng được biết là, David Baltimore được tặng giải Nobel về SLH/Y nằm 1975 [2] do khám phá ra reverse transcriptase (enzyme polyme sao chép ngược từ bản RNA trở lại DNA- RTase, khám phá đánh đổ thuyết từ trung-tâm (central dogma), cho rằng biểu hiện của gene (gene expression) đi từ DNA–>mRNA–> Protein). Baltimore cũng khám phá ra một loại virus mới lúc ấy là retrovirus, tức là loại virus mang RNA là chất di truyền (xin nhớ là virus mang một là DNA hoặc là RNA, nhưng không có virus mang cả hai DNA và RNA). Bệnh cúm gây ra bởi virus cúm là loại RNA virus bản âm (negative-sense vRNA) có mang theo enzyme tạo ra RNA bản dương từ RNA bản âm ( RNA-dependent RNA polymerase) [3]. Một câu chuyện khoa học khám phá về sinh học phân tử rất đặc sắc.
[1] Xin theo dõi chi tiết từ bài giảng của Vincent Racaniello. YouTube videos (2018) Virology Lectures 2018 #3: Genomes and Genetics. Retrieved Oct. 7, 2018. https://www.youtube.com/watch?v=Fcoz0RnJ364&t=430s.
[2] David Baltimore, Wiki. Retrieved Oct. 7, 2018. https://en.wikipedia.org/wiki/David_Baltimore
[3] Influenza virus, Wiki. Retrieved Oct. 7, 20018. https://en.wikipedia.org/wiki/Influenza
Cũng xin giới thiệu các bạn có trình độ trung học hay năm đầu ĐH và vốn tiếng Anh khoá học "Virology" của GS. Vincent Racaniello của trường ĐH Columbia, Hoa Kỳ. Những bài giảng dành cho sinh viên ĐH hoặc sinh viên Y năm nhất miễn phí này được đăng trên Youtube … Lối trình bày mạch lạc của một học giả yêu nghề, có liêm sỉ và kinh nghiệm nhiều năm. Rất đặc sắc … highly recommended. Sau khoá học này, bạn sẽ có khả năng theo dõi chương trình phát thanh hàng tuần "This week in virology" của vị này. Nhóm iLearn VN đang tìm người cộng tác dịch (caption) những bài học này sang tiếng Việt. Không biết có ai rảnh rang ngoài đó không hỉ… ?. Well, google auto-translate could be misleading … and thus, could cause a little knowledge … and "a little knowledge could be a dangerous thing" (Alexander Pope (1688 – 1744).
Youtube channel – Vincent Racaniello …
Genetic drift (Di truyền phiêu-biến) là do sự tích tụ những đột biến di truyền ngẫu nhiên (random mutation) theo thời gian làm cho tần số (frequency), hay sự đột biến của một gene hay một allele (alen) nào đó tăng/giảm theo thời gian vì thế gọi là đột biến di truyền trôi dạt hay phiêu-biến là vậy. Ví dụ, trong cùng một tổng vốn gene (gene pool) của máu có nhiều gene tạo ra protein bề mặt của hồng cầu khác nhau tạo ra rất nhiều nhóm máu. Những nhóm máu phổ thông là (A, B, AB, O và Rh+/-…vv) nhưng tần số của từng nhóm máu thì khác nhau đây là do đột biến di truyền phiêu biến hay nguyên nhân còn là những cơ chế khác nữa. Ở đây, điều nên nhấn mạnh là sự khác biệt giữa cơ chế Genetic drift và antigenic shift (kháng-nguyên đột biến chuyển-dịch).
Ta đã bàn sơ qua về genetic drift là cơ chế có thể xảy ra cho "mọi" loài. Theo tôi biết, cơ chế antigenic shift "chỉ" ứng dụng vào virus mà thôi. Chúng ta hãy xem xét qua từng phần của cụm từ này. Trước tiên, những thứ/chất (phần lớn là protein) có thể gây ra phản ứng miễn dịch thích ứng. Những chất này gọi là kháng-nguyên (antigen) kích thích tế bào lympho B sau khi được sự hỗ trợ của tế bào hỗ-trợ T CD4+ biệt hoá thành Plasma cell (tương-bào) tiết kháng thể chống lại kháng-nguyên đặc hiệu mà chúng (B và T–MHC II complex) nhận diện ra. Nôm na kháng-nguyên là nguyên nhân hệ niễm-dịch tạo ra kháng-thể (antibodies) tức là những thể protein nhỏ cuốn thành hình cầu nhỏ có dạng Y phần lớn trôi nổi trong máu (immunoglobulin) hoặc nằm trên bề mặt của tế bào B. Còn đột biến (mutation) thì ta đã bàn rồi, nhưng đặc biệt ở virus (siêu-vi) thì thường thì chỉ những loài siêu vi đặc biệt có bộ gene phân-khúc (fragmented gene) mới có thể trộn lẫn gene với nhau tạo ra những hạt virus (virion) có thể lây nhiễm và thay đổi vật chủ (host). Xin nhớ là virus cho vật chủ (host) này "thường" thì "không" lây nhiễm vật chủ khác hoặc kháng-nguyên của vật chủ này có thể không gây phản ứng miễn-dich cao ở vật chủ khác. Nhưng "đôi-khi" chúng có thể nhiễm bệnh "chuyển-dịch" từ heo, gà sang người như trong bệnh cúm hoặc từ khỉ sang người như virus HIV gây bệnh AIDS.
Tóm tắt, Genetic shift (di truyền phiêu-biến) là cơ chế miêu tả đột biến di truyền là tăng/giảm tần số gene trong tổng vốn gene (gene pool) có thể xảy ra ở mọi loài. Trong khi đó antigenic shift (kháng-nguyên đột biến chuyển-dịch) mô tả sự đột biến di truyền ở virus làm thay đổi kháng-nguyên bề mặt của chúng và sự đột biến này "có thể" giúp virus chuyển-dich lây lan truyền nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác; tất nhiên là virus có kháng-nguyên đột biến này vẫn lây nhiễm vật chủ nguyên thuỷ.
Ngồi buồn "hỏi" chuyện tên "cúm" hay bệnh cúm. Tên một loại bệnh dịch phổ biến thường mang một ý nghĩa mô tả một điều gì đó, như triệu chứng (symptoms), biểu hiện lây truyền, ảnh hưởng trên cơ thể, hoặc chỉ dấu (signs) …vv. Riêng tiếng An Nam ta, Cúm thì mang ý nghĩa gì? Từ Influenza xuất hiện khoảng giữa thế kỷ thứ 18th dùng tiếng Latin thời trung cổ [1] (lưu ý là tiếng Latin cũng có giai đoạn phát triển như bất cứ một ngôn ngữ nào) mô tả một loại bệnh dịch ảnh hưởng (influence) lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Người Trung Hoa gọi Cúm là (流行性感冒) [2] "Lưu hành tính cảm mạo" tiếng Hán Việt trước đây gọi là Lưu-cảm hay Cảm-mạo. Lưu là lưu chuyển, lây lan và mạo tức là mạo (冒) tức là bốc lên, đổ ra, xông pha. Sau này, người Anh-Mỹ gọi tắt influenza thành "flu". Có thể từ đó mà người Trung Hoa viết (噤 cúm • 𤻎 cúm) [3] chữ cúm đầu thuộc bộ khẩu (có lẽ mang ý là ho ra từ miệng) và từ thứ hai thì mang bộ "nạch" tức là bệnh. Vây, người Âu châu khi đọc "influenza", người Anh-Mỹ "flu", và người Trung Hoa khi học chữ trong đầu họ chắc nảy sinh khái niệm (concept) bao quát. Còn tôi (không biết các vị khác thì sao) khi nghe tên hay đọc lên "Cúm" thì quả là không có một khái niệm gì …
Tham khảo:
[1] wiki influenza, wiki tiếng Việt
[2] Hán Việt Từ ĐIển trích dẫn: http://vietnamtudien.org/hanviet/
[3] Từ Điển Hán Nôm: https://hvdic.thivien.net/nom/c%C3%BAm