Mời quý vị và các bạn đón xem bộ phim khoa học và khám phá vũ trụ thuyết minh “Câu chuyện Trái Đất , Lịch sử 4,5 tỷ năm hình thành”
========================================================================================================
Like me on Facebook :
Plus me on G+ :
Nguồn:https://valiosys.com/
Xem Thêm Bài Viết Khác:https://valiosys.com/giai-tri
Mình thích xem những thước phim về khoa học vũ trụ, lịch sử, địa lý về Trái Đất, về con người cổ xưa .
Các bác cho e hỏi dung nham trào lên gặp nước dần hình thành các hòn đảo.quá trình đó ngày nay vẫn diễn ra.thế chỗ đó lồi lên thành đảo thì phải có chỗ lõm xuống chứ nhỉ?
Tuyệt vời
Tôi rất thích
Thử hỏi con người nghiên cứu tất cả để làm gì, con người không biết bảo vệ hành tinh xanh này, sớm hay muộn tất cả sự thật, tất cả nghiên cứu, tất cả công trình mà con người cố gắng tìm ra, làm ra. Sẽ lại biến trái đất chỉ còn là cát và đá.
Hay, coi ko mún ngủ lun
Cách đây khoảng … tỉ năm :((((
Mình k hiểu trong vụ nổ sao lai có sự sống trong đó người sinh vat sinh ra tu đầu
Loài người xuất hiện điều là dấu chấm hỏi cho nhân loại,,
Hay quá
Nói về Khoa học. Tôi chỉ là người ngu ko nên bàng tán
Giọng đọc hay
Do chi vi dong tien ma thui chu chang ai biet dc 4,5 ty 5 truoc dau maj ma a.
TỪ::PHONG +THUỶ+HỎA+THỔ
TỪ::THẦN THÔNG+BIẾN+HÓA
CỦA ĐỨC PHẬT TỔ : NHIÊN ĐĂNG CỖ +CỖ PHẬT và đến:: PHẬT TỔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
chỉ nêu sơ +sơ Theo KINH ĐẠI +TỐI THƯỢNG +THỪA CỦA NHƯ LAI chúng sanh không thể nào ! ! uyên thâm hiểu được SỰ VI DIỆU CỦA VŨ +TRỤ
vì vậy khoa học chỉ Là :: Con đẻ CỦA PHẬT HỌC
Các bạn ơi nếu muốn biết rõ hãy tìm đọc Kinh Thánh của Tin Lành nhé. Đây mới là sự thật, bạn sẽ ko còn hoang mang, sẽ thỏa mãn dc tò mò của các bạn!
Rất hay và bổ ích cần rất nhiều vedeo về động vật thời tiền sử
Chào, tôi đến từ năm 2019 ::)
Vậy mà trong tài liệu khác lại là 6,4-6,6 tỷ năm.Trong thuyết Thần sáng tạo thì là 10.000 năm( và chắc chắn thuyết này ko chính xác)
Các thế giới đều phải chuyển biến, sự vật hiện tượng, con người cũng đều phải chuyển biến. Trong kinh Phật gọi một chu kỳ của sự chuyển biến đó kéo dài trong một đại kiếp. Vậy kiếp là gì? Kiếp là thời kỳ rất dài, thật khó lấy số năm tháng ngày mà kể. Kiếp có ba thứ: Tiểu Kiếp, Trung Kiếp, Đại Kiếp.
Tiểu Kiếp: Lấy đời sống người ta 10 tuổi mà khởi sự, cứ qua 100 trăm thì đời sống thêm một tuổi, đến lúc đời sống người ta được 84000 năm đó là tăng kiếp chí cực. Rồi lấy đời sống của người ta 84000 tuổi mà tính, cứ qua 100 trăm thì đời sống bớt 1 tuổi, cho đến lúc đời sống người ta chỉ còn 10 tuổi, đó là giảm kiếp chí cực. Một kỳ tăng kiếp và một kỳ giảm kiếp như vậy cọng thành một ngàn sáu trăm tám mươi vạn (16.800.000) năm, tức là trọn một tiểu kiếp.
Trung Kiếp: Lần lượt đủ 20 tiểu kiếp, cộng là ba vạn ba ngàn sáu trăm vạn năm (16.800.000 x 20 = 336.000.000) tức là tròn một trung kiếp.
Đại Kiếp: trải qua một trung kiếp thứ nhất, kêu là thành kiếp, trải qua một trung kiếp thứ hai, kêu là trụ kiếp, trải qua một trung kiếp thứ ba, kêu là hoại kiếp, trải qua một trung kiếp thứ tư, kêu là không kiếp. Hiệp bốn kỳ trung kiếp ấy cọng là mười ba vạn bốn ngàn bốn trăm vạn năm (336.000.000 x 4 = 1.344.000.000) tức là trọn một đại kiếp.
Phàm các thế giới trong Thập Phương Tam Thế đều trải qua bốn kỳ đó là: Kiếp thành, kiếp trụ, kiếp hoại và kiếp không.
Kiếp thành: Khi thế giới đã tiêu hoại, chỉ còn một khoảng hư không trống rỗng, trải qua một thời gian rất lâu xa. Do nghiệp lực của của chúng sinh, bấy giờ từ nơi không gian hiện ra đám mây to rộng che khắp một vùng lớn bằng khoảng Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Đám mây này chuyển biến qua các giai đoạn, đông tụ lại tạo thành thế giới. Tóm lại, kiếp thành là giai đoạn thế giới đang thành lập, thời gian này kéo dài 20 tiểu kiếp.
Kiếp trụ: Là chỉ khoảng thời gian thế giới đã thành có thể khiến cho chúng sinh được an trụ và thọ dụng. Kinh Ho Nghiêm nói: “Tam thiên đại thiên thế giới đã thành lập. Khiến cho vô lượng chúng sinh được nhiều sự nhiêu ích. Những loài thuỷ tộc được sự nhiêu ích của nước. Những loài ở thuộc địa được sự nhiêu ích của đất. Những loài ở cung điện được sự nhiêu ích của cung điện. Những loài ở hư không được sự nhiêu ích của hư không.”. Tóm lại thời gian của kiếp trụ cũng gồm 20 tiểu kiếp. Mỗi tiểu kiếp khi tăng khi thịnh đều có bốn bậc Luân Vương ra đời. Lúc giảm cực đều có tiểu Tam Tai.
Kiếp hoại: Khi kiếp trụ đã mãn, thế giới bắt đầu hư hoại, đây gọi là kiếp hoại. Sự hư hoại xảy ra trên hai phương diện: Thú hoại và Giới hoại.
Thú hoại là chỉ cho sự hư hoại của chúng sinh trong các thú tức là hữu tình giới. Lúc đó những chúng sinh nào có phước nghiệp liền được sanh về các tầng trời không hư hoại hoặc sinh về các thế giới khác tương xứng với nghiệp của mình. Những chúng sinh nghiệp nặng, sau khi thân xác tiêu hoại liền được chuyển sinh về các cõi ác đạo ở phương khác.
Giới hoại là sự hư hoại của non sông vạn vật tức là thế giới. Trong kiếp hoại có Đại Tam Tai khởi lên thiêu huỷ vạn vật. Sự hoại diệt thế giới kéo dài trong 20 tiểu kiếp.
Kiếp không: Sau khi đã trải qua kiếp hoại, vạn vật bị tiêu tan, chỉ còn một khoảng không gian vô hình. Trạng thái này kéo dài trong 20 tiểu kiếp mới qua giai đoạn thành lập của thế giới tương lai. Thời kỳ này gọi là Không Kiếp. Không kiếp không có ngày đêm thời tiết làm sao để biết được là trải qua 20 tiểu kiếp. Đây là do trí huệ vô ngại của Đức Phật thấy suốt mười phương, so sánh với các cõi trời không hư hoại và kiếp trụ ở thế giới phương khác nên rõ biết thời gian ấy trải qua 20 tiểu kiếp.
Trong một đại kiếp, ba kiếp: Thành, Hoại, Không đều không có chúng sinh ở. Cảnh giới và hữu tình giới chỉ thể hiện đầy đủ trong kiếp trụ. Như một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì một đại kiếp phải trải qua bốn kiếp tướng là Thành, Trụ, Hoại, Không. Những thế giới phải biến đổi vần xoay không dứt. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như lá trong rừng, có non, già, khô, rụng. Thế giới trong các sát chủng cũng có thành, trụ, hoại, không”.
Trong kinh cũng có ví dụ để chỉ sự lâu dài của một kiếp: Ví như có một hòn đá 40 dặm. Cứ 100 năm đem chiếc áo tiên chỉ nặng 3 cân mà phất vào hòn đá một lần. Lần hồi như vậy, chừng nào hòn đá mòn và tiêu hết đó là một kiếp. Vì chỗ so sánh ấy nên người ta gọi là kiếp thạch (đá kiếp). Ví như có một cái thành lớn bề cao và bốn mặt đều được 40 dặm. Người ta bỏ đầy hạt cải vào trong thành ấy. Ví như có một người nào trường thọ, cứ qua một năm thì lấy ra một hột cải. Như vậy, chừng nào lấy hết hột cải trong thành thì vừa tròn một kiếp (giới tử kiếp). Bởi dùng thông thường quá nên chữ kiếp có nghĩa là trải qua, thành ra nhiều người dùng tiếng kiếp mà gọi một đời người (kiếp người) là hơi lạm dụng.
giong nguoi long tieng nghe hay ghe do